Chap 75 Dragon Ball Super đã giới thiệu Form mới của Vegeta là Ultra Ego (bản ngã tối thượng), tôi nghĩ ngay đến Thuyết Phân Tâm Học của Sigmund Freud, vậy nó là cái gì? Nó có liên quan gì đến Bản năng vô cực của Goku trước đây không? Cùng tìm hiểu qua bài viết này nhé
Phân tâm học là gì
Phân tâm học là một học thuyết nghiên cứu về thế giới bên trong con người, nhằm tìm ra lời giải cho những biểu hiện ra bên ngoài thế giới khách quan thể hiện qua hành vi của con người, trên cơ sở đó có thể tìm ra những giải pháp để điều chỉnh những hành vi của con người mà biểu hiện của hành vi đó là những hoạt động gây ảnh hưởng đến những giá trị của đạo đức và xã hội.
– Người sáng lập ra Phân Tâm Học là Sigmund Freud (1856 – 1939), bác sỹ thần kinh và tâm thần người Áo gốc Do Thái.
Hơi khó hiểu phải không? Ta sẽ đi tìm hiểu về các khía cạnh của thuyết này
Cấu trúc nhân cách
Theo S.Freud tâm lý con người được cấu tạo bởi 3 khối: vô thức, tiền ý thức, ý thức, tương ứng với 3 khối này, ông đã đưa ra 3 thành tố cấu trúc nhân cách: cái nó hay chính là bản năng (id), cái tôi hay bản ngã (ego), cái siêu tôi hay siêu bản ngã (superego) gọi là bộ máy tâm thần.
- Bản năng (ID) /Tự ngã – Vô thức: có ngay từ lúc mới sinh, mang tính bản năng di truyền bẩm sinh từ đời nọ sang đời kia. ví dụ như đói thì đi tìm thức ăn, buồn ngủ thì ngủ, lạnh tìm chỗ ấm, đến mùa động dục là tìm bạn tình
- Cái tôi/Bản ngã (Ego) – Tiền ý thức: là sự thể hiện cá tính tâm lý của mỗi người, nó xuất hiện sau bản năng, bản ngã tượng trưng cho phần ý thức và ý chí của cá nhân, làm thỏa mãn cái tôi cá nhân, không phân biệt đúng sai. Ví dụ tôi thích đi phượt dù lái xe đến nhiều nơi cũng khá nguy hiểm, tôi thích xem manga/anime dù tôi đã lớn tuổi, tôi yêu cô gái này dù gia đình ngăn cản vì tôi cảm thấy cô ấy là người đời tôi tìm kiếm…
- Cái siêu tôi/Siêu bản ngã (Super Ego) – Ý Thức: là nhân tố lương tâm, đạo đức trong nhân cách bao gồm mọi khái niệm xã hội về cái đúng, cái sai, cái tốt, cái xấu. Siêu ngã được thấm dần vào chúng ta từ bố mẹ, thầy cô và xã hội. Bản chất của siêu ngã là lương tâm và cái tôi lý tưởng. Siêu ngã được hình thành thông qua quá trình thưởng và phạt. Siêu ngã khiến chúng ta cảm thấy tội lỗi khi làm một điều sai trái. Ví dụ đi học được thầy cô dạy là “nhặt được của rơi thì trả cho người đánh mất” chứ không phải là lấy chỉ để lại cái nịt, bố mẹ dạy đi học không được đánh bạn…thì con người biết nghe lời sẽ ý thức được điều đó.
Mối liên hệ giữa Tự ngã (ID), bản ngã (Ego) và Siêu bản ngã (Super Ego)
- S.Freud đã nhấn mạnh rằng cái tôi (bản ngã) vừa là đầy tớ vừa là chủ nhân của cái nó (bản năng)
- Ego (bản ngã ) là trung gian giữa ID và Super Ego, giúp cân bằng giữa các yếu tố
- Ego giúp ngăn chặn ID bộc phát các bản năng “hoang dã”, ví dụ như bản năng hiếu chiến thích đánh nhau, Ego sẽ nhận thức được việc đánh nhau gây tổn thương cho bản thân không đánh nữa. Còn Super Ego sẽ chịu ảnh hưởng từ đạo đức xã hội, hung hãn là không nên nên từ đầu đã có thể kiểm chế không sinh sự.
- Ego thường yếu hơn so với ID cứng đầu, Ego có nhiệm vụ hướng cho ID đi đúng hướng
Tháp nhu cầu Maslow
Ở đây mình đề cập thêm khái niệm về tháp này, nó phân ra các tầng trong nhu cầu của con người
Theo đó tháp có 5 tầng thì
- Tầng 1-2 là ID: các nhu cầu sinh lý cơ bản, ăn ngủ, tình dục.
- Tầng 3-4 là Super Ego: các nhu cầu muốn xã hội hướng đến mình như được yêu quý, được tôn trọng.
- Tầng 5 là Ego: được thể hiện bản thân, được làm việc mình thích.
Phân tâm học trong Dragon Ball
Ở trên viết về lý thuyết rất nhiều để củng cố kiến thức cho độc giả về các khái niệm và bản chất của chúng, giờ ta sẽ phân tích thuyết phân tâm học trong 7 viên ngọc rồng
> Xem thêm: Các tư liệu dùng để viết nên Dragon Ball
- Bản năng vô cực (Ultra instinct) chính là Bản năng (ID) /Tự ngã : ta có thể thấy khi ở dạng này, cơ thể Goku đã VÔ THỨC tránh né các đòn tấn công của đối thủ. Bản năng này giúp cơ thể tìm kiếm phương án an toàn khi gặp nguy hiểm. Từ instinct cũng dịch ra là bản năng, nếu đặt là Ultra ID thì nghe không hay nhỉ
- Bản ngã tối thượng (Ultra Ego) chính là Cái tôi/Bản ngã (Ego): Ở dạng này, Vegeta muốn thể hiện bản thân mình, muốn tìm lại cảm giác chiến đấu điên cuồng như thời chưa “theo phe thiện”. Vegeta nhận thức được, ý thức được rằng bản tính của người Saiyan là thích chiến đấu, chủng tộc chiến binh sẽ mạnh lên dần qua những trận thực chiến. Thay vì “né tránh” như bản năng vô cực của Goku thì Vegeta chịu những sát thương, chịu đau đớn để đẩy cơ thể đến giới hạn và phá vỡ giới hạn đó.
- Super Ego/ Siêu bản ngã: Nhiều người nói vui vậy siêu bản ngã có phải là Ego của Vegeta nhưng ở dạng Super Saiyan? Thật ra Super Ego luân song hành với Ego. Khi Ego làm điều gì đó sai trái, Super Ego sẽ xuất hiện và khiến người đó cảm thấy dằn vặt, tội lỗi.
Bản thân Vegeta đã có….Ego từ lâu. Vegeta trước khi về nhóm Goku đã có một Ego siêu mạnh mẽ, dần dân sau khi hướng thiện thì Vegeta đã cảm thấy “tội lỗi” khi ngày trước sát sinh khá nhiều, mặc dù không nói ra nhưng Vegeta có đồng cảm với Granola khi cả hai đều có nỗi đau bị diệt tộc.
Bài viết mang quan điểm cá nhân, bạn nghĩ sao về các trạng thái này, hãy để lại bình luận nhé.
Tham khảo: thegioiluat, ngoiloivn, tophuongloan
- Vegito và Gogeta ai mạnh hơn?
- Hot: Golden Buu đã được xác nhận !
- Tuổi các nhân vật trong Dragon Ball
- Ý nghĩa tên các nhân vật trong Dragon Ball
- Giải thích Time Skip của Hit
- Tại sao Mai lại biến thành trẻ con?
- Vì sao UUB không tham dự giải đấu 12 vũ trụ?
- Tại sao hồi bé Goku không hủy diệt trái đất?
- 2 chiến binh tàng hình vũ trụ 4 là ai?
- Dragon Ball Super có bao nhiêu tập?
- Một số điều VÔ LÝ trong Dragon Ball
- Nguồn gốc sức mạnh của Jiren?
- Goku đã mạnh hơn Beerus?
- Goku đến Trái đất như nào?
- Thứ tự Đọc truyện và Xem phim 7 viên Ngọc Rồng
- Giải thích các dòng thời gian trong Dragon Ball
- Vegeta đã đạt được Super Saiyan God như nào?
- Super Saiyan God và Blue ai mạnh hơn?
- Super Saiyan Blue và Ultra Instinct ai mạnh hơn?
- Dragon Ball thuộc thể loại gì?
- Giải thích Bản năng vô cực và Bản ngã tối thượng theo Phân Tâm Học
- Ai mới là huyền thoại Super Saiyan?
- Những điều Gohan làm được còn Goku thì không