(Dragon Ball và Tây Du Ký-Son Goku và Tôn Ngộ Không-Akira Toriyama và Ngô Thừa Ân)
Dragon Ball được sáng tác dựa trên cảm hứng từ bộ Tây Du Ký của tác giả Ngô Thừa Ân là điều mà chính Akira Toriyama đã thừa nhận trong 1 buổi phỏng vấn. Tuy nhiên chỉ là “lấy cảm hứng” thôi chứ cốt truyện Dragon Ball đi theo hướng hoàn toàn khác. Dưới đây là liệt kê những điểm tương đồng của 2 bộ truyện để độc giả có cái nhìn rõ ràng hơn
Tổng quan
4 thầy trò đường tăng đi tìm chân kinh còn nhóm 4 người bạn đi tìm ngọc rồng gồm:
- Goku là Ngộ Không
- Bulma giống đường tam tạng, đều không biết võ, đều phụ thuộc vào Goku/Ngộ không giải cứu khi gặp nguy hiểm. Nhiều người cho rằng Krilin “giống” tam tạng hơn
- Oolong là Trư Bát Giới, lười biếng, tham ăn và nhát chết. Luôn bỏ chạy và lo nghĩ cho bản thân mỗi khi gặp khó khăn
- Yamcha là Xa tăng, yếu nhất nhóm. không có nhiều điểm tương đồng lắm
Những tình tiết trong truyện cũng rất giống nhau:
- Núi Paozu được lấy cảm hứng từ núi Karst của Trung Quốc
- Ox King là bố vợ Goku (cha của Chi Chi) và sống tại một ngọn núi lửa giống với Hỏa Diệm Sơn, hình dáng Ox King vạm vỡ + cặp sừng khá giống với Ngưu ma vương.Sau này sư phụ rùa dùng kamehameha thổi bay ngọn núi mang lại không khí mát mẻ trong khi Hỏa Diệm Sơn phải nhờ cậy đến Quạt Ba Tiêu của Thiết Phiến Công Chúa (Vợ Ngưu Ma Vương)
- Vòng đeo đầu của Broly có tác dụng kiềm chế sức mạnh khá giống vòng kim cô của Ngộ không cũng có chức năng kiềm chế Ngộ Không khi Tam tạng đọc kinh.
- Ở Tây Du Ký, 1 Ngày trên trời bằng 1 năm dưới hạ giới. Trong Dragon Ball, một ngày trên trái đất bằng 1 năm trong phòng tinh thần và thời gian
Son Goku và Tôn Ngộ Không
Có nhiều bạn vẫn chưa biết, tên tiếng Nhật của “Tôn Ngộ Không” là “Son Goku”. Mặc dù tính cách khác nhau khá nhiều nhưng cả Goku và Ngộ không đều có những điểm chung thú vị:
- Hồi bé Goku sống trong rừng cùng ông nội như 1 chú khỉ hoang dã, có đuôi như Ngộ Không
- Ngay từ đầu Goku đã có vũ khí là Gậy như ý có thể phóng to nhỏ tùy thích, y hệt như thanh Thiết Bản của Ngộ Không. Về sau Goku được Sư phụ rùa tặng 1 đám mây bay có chức năng tương tự Cân Đẩu Vân (Phép cân đẩu vân Bồ đề lão tổ dạy cho Ngộ Không)
- Khi đi trên con đường rắn để đến gặp King Kai, Goku bị ngã xuống địa ngục và ăn trái cây của King yemma, dù bị Goz & Mez ngăn cản nhưng Goku vẫn ăn được và tăng sức mạnh đáng kinh ngạc. Điều nay làm ta liên tưởng đến Đào tiên ở Tây Du Kí. Khi làm Bật mã ôn trên thiên đình, Ngộ Không cũng hái trộm và ăn rất nhiều đào tiên khiến cho anh sống trường thọ cùng trời đất và có cơ thể cực kì dẻo dai.
- Khi Piccolo hóa khổng lồ, Goku đã hóa nhỏ chui vào bụng cứu thượng đế bị phong ấn bởi Ma Phong Ba. Cách đánh này ngộ không rất hay dùng để uy hiếp kẻ thù, hóa nhỏ chui vào bụng và tàn phá từ bên trong khiến kẻ thù phải phục tùng.
Dragon Ball Volume 1: The Monkey King
The Monkey King (孫悟空と仲間たち, Son Gokū to Nakamatachi; lit. “Son Goku and Friends”) là tựa đề tập đầu tiên của loạt truyện tranh Dragon Ball gốc do Akira Toriyama viết. Nó đã được phát hành vào ngày 10 tháng 9 năm 1985 tại Nhật Bản và tháng 3/2003 cho phiên bản tiếng Anh. Nó bao gồm 11 chương và cả nửa đầu của Pilaf Saga. Monkey King là tên gọi khác của Tôn Ngộ Không, khi dũng cảm đi vào thác nước khám phá ra Thủy Liêm Động + với việc đánh đuổi 1 số kẻ thù, lũ khỉ đã tôn Ngộ Không là đại vương, vua của loài khỉ (Monkey King)
1 số hình ảnh khác tại issue #25 của tạp chí Bird Land
- Biên niên sử Dragon Ball (update 4/2019)
- Giải thích các dòng thời gian trong Dragon Ball
- Giải thích Time Skip của Hit
- Câu hỏi trắc nghiệm Dragon Ball nâng cao 2020
- Dragon Ball và Tây Du Ký
- Thứ tự Đọc truyện và Xem phim 7 viên Ngọc Rồng
- Đa vũ trụ trong Dragon Ball Multiverse
- Bản đồ thế giới Dragon Ball
- Thần hủy diệt và các chiến binh mạnh nhất 12 vũ trụ
- Giả thuyết về 12 vũ trụ và các vị thần Ai Cập
- Phân loại võ công trong Dragon Ball
- Vũ Trụ Quan của Dragon Ball
- Siêu phẩm: Gia Phả Dragon Ball !
- Các “bí ẩn” tác giả Akira gửi gắm trong từng trang truyện