Sau teaser ra mắt của Dragon Ball Movie 2022 thì rất nhiều câu hỏi về việc Dragon Ball Super sẽ sử dụng CGI, tần xuất bao nhiêu? và vấn đề…CGI là cái gì? cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé.
Quá trình làm một bộ phim hoạt hình – Anime
Trước hết ta tìm hiểu về cái khái niệm. Hoạt hình Nhật Bản hay còn gọi là Anime (tiếng Nhật là アニメ, phát âm là a-ni-me, là từ vay mượn của tiếng Anh, từ chữ animation( アニメーション) có nghĩa là “phim hoạt hình”), nhằm chỉ các bộ phim hoạt hình được sản xuất tại Nhật Bản với phong cách riêng.
Quy trình làm Anime trải qua rất nhiều các công đoạn phức tạp, tỉ mỉ, mình không tiện đi vào chi tiết nên chỉ tóm tắt, có thể còn nhiều thiếu sót do không phải người trong nghề:
Hoạt hình 2D và 3D
Phim hoạt hình 2D được sản xuất dưới dạng các tác phẩm với phong cách minh họa vẽ tay, các họa sĩ sẽ sử dụng giấy hoặc các phần mềm chuyên dụng để vẽ trên một mặt phẳng (chỉ có chiều rộng và chiều ngang). Các khung hình được thiết kế tỉ mỉ sau đó lồng ghép vào nhau tạo ra hiệu ứng chuyển động của nhân vật hoạt hình.
Họa sĩ thường vẽ từ 12 – 24 hình/s để tạo nên một bộ phim hoạt hình. Để thực hiện nên 1s phim hoạt hình cần 24 hình ảnh. Nếu ít hơn, phim sẽ bị giật, ngắt quãng. Điều đó đồng nghĩa là để có được 20 phút phim, người họa sĩ cần vẽ tay đến gần 40.000 ảnh – một con số khủng khiến bất cứ dân ngoại đạo nào nghe thấy cũng phải giật mình.
Phim hoạt hình 3D hầu hết được sản xuất trên máy tính với các phần mềm đồ họa đòi hỏi chuyên môn cao hơn ngoài khả năng mỹ thuật của người sản xuất. Mô hình 3D thêm vào các nhân vật thuộc tính chiều sâu giống như ngoài thực tế. Điều này tránh cho họa sĩ phải vẽ tay hàng nghìn bức vẽ một phim, nhưng đòi hỏi mỗi nghệ sĩ phải có kiến thức máy tính, đồ họa không thua kém gì kiến trúc sư hay chuyên viên công nghệ thông tin.
Ví dụ khi phải vẽ chuyển động đưa sang hai bên của tay, thay vì phải vẽ rất nhiều bức ảnh tay đưa sang từ từ và ghép vào nhau, thì với công nghệ 3D, họa sỹ chỉ cần xác định điểm đầu và điểm cuối thì máy tính sẽ tự động cho ra hình ảnh chuyển động từ A -> B của tay.
CGI là gì?
Computer-Generated Imagery (CGI – Computer = máy tính, Generated = tạo ra, Imagery = hình ảnh) là việc tạo ra các hình ảnh tĩnh hoặc động bằng phần mềm máy tính. CGI thường được dùng để tạo ra nhân vật, cảnh quan và hiệu ứng đặc biệt trong phim và game… Hiện tại, CGI còn được dùng trong cả quảng cáo, kiến trúc, kỹ thuật, thực tế ảo và thậm chí cả nghệ thuật.
CGI được ứng dụng rộng rãi bởi nó rẻ hơn các phương pháp ngoài đời thực như tạo ra các mô hình vật lý phức tạp, thuê diễn viên quần chúng. Bên cạnh đó, CGI còn giúp các bộ phim giải quyết các cảnh quay khó, không an toàn cho diễn viên hoặc tạo ra những khung cảnh không có thật, mất nhiều chi phí để dàn dựng.
CGI trong Dragon Ball
Từ các khái niệm trên, có thể hình dung CGI sẽ tạo ra các hình ảnh, hiệu ứng…sao cho nhân vật, các cảnh đánh nhau, cháy nổ, bắn chưởng trông đẹp mắt hơn, chân thật hơn và có chiều sâu hơn (3D). Nghe thì hay nhưng sở dĩ các fan “kêu trời” nếu Dragon Ball Super Movie 2022 sử dụng Full CGI vì bản thân Anime 2D nó có chất riêng, không phải cái gì thành 3D cũng hay. Tạo hình các nhân vật trong 7 Viên ngọc rồng cho thấy rằng khó có thể mang ra đời thực, bằng chứng là các bộ trang phục cosplay, các bộ phim live action đều mang đến hai từ “thảm họa”, rất khó để xây dựng được hình ảnh 3D nhân vật mà trông…như thật!
Có 2 lý do mà Movie 2022 có thể có “rất nhiều CGI”
- Chủ tịch của TOEI từ lâu đã muốn làm phim ngọc rồng dạng 3D sau khi “ghen tị” với rất nhiều phim hoạt hình 3D của Mỹ
- (nghe đồn) phần lớn các họa sỹ làm Anime Dragon Ball Super hiện đang tham gia vào các dự án Anime khác nên nhân lực rất thiếu. Vậy việc dử dụng CGI để tiết kiệm nhân lực và đẩy nhanh quá trình sản xuất là điều tất yếu
Các movie đã sử dụng CGI
Không phải đến 2022 thì các nhà làm phim Anime mới sử dụng CGI, trong movie Battle of Gods, Resurrection F và gần đây nhất là Broly Movie đã có nhiều hoạt cảnh sử dụng CGI làm cho khung cảnh chiến đấu mãn nhãn hơn, cùng điểm qua:
Các cảnh chiến đấu, Ki bao quanh, hào quang trong Dragon Ball Super Movie: Broly
Muốn rõ hơn thì vào https://dragonballwiki.net/xemphim để xem lại các phim này nhé, tui lười cắt lắm
Dự đoán đồ họa Movie 2022: 2.5 D
Ở trên ta đã biết khái niệm 2D và 3D, vậy 2.5D là nửa 2D nửa 3D. tức là kiểu hình ảnh nhân vật thì vẫn 2D để giữ được hình tượng và biểu cảm gốc, còn khung cảnh xung quanh sẽ hơi hướng 3D hoặc chuyển động nhân vật sẽ mượt mà hơn cảm giác nửa thật nửa ảo khiến giá trị bộ phim tăng cao.
Một số bộ phim hoạt hình 2.5D ra mắt thời gian gần đây có thể dễ dàng nhận ra như Klaus, Paperman hay Wolfwakers... Điểm chung của các bộ phim này là đều tạo hình nhân vật và bối cảnh dưới dạng 2D truyền thống nhưng chuyển động khung hình trong bộ phim thường rất phức tạp, kỳ vĩ.
Thông tin về Dragon Ball Super Movie 2022: Hero liên tục được cập nhật tại wiki, thường xuyên ghé thăm bài viết này để cập nhật các thông tin mới nhất nhé
Dragon Ball Super 2022 : SUPER HERO – Teaser Và Những Hình Ảnh Đầu Tiên
Bài viết CGI trong 7 viên ngọc rồng được Admin Wiki tổng hợp và biên tập từ nhiều nguồn: Quora, ComicBook, Reddit, resetera, screenrant, arena-multimedia, multimediawikiblog, quantrimang…
Vui lòng ghi rõ nguồn DragonBallWiki.Net khi phát hành thông tin từ web này.